Tin tức
-
Mễ Thương được sư bá Tả Vô Sâm nuôi dạy từ nhỏ, bên cạnh Mễ Thương luôn có sư đệ Tả Tế - vốn là gái giả trai bệnh thần kinh . Ngày Mễ Thương...
-
Hai xu hướng này đang được Chi Pu, Mie Nguyễn hay Quỳnh Anh Shyn lăng-xê. Mie Nguyễn - Ngôi sao thời trang năm 2010 là tín đồ tr...
-
Bao đời sinh sống giữa đại ngàn Trường Sơn, cuộc sống luôn dựa vào rừng nên người Mã Liềng ở xã Lâm Hóa, huyện Tuyên Hoá (Quảng Bình) đã lưu...
-
Đó là nhận định của ông Neil MacGregor, Giám đốc điều hành Savills Việt Nam, tại Diễn đàn Doanh nghiệp (DN) Việt Nam - Singapore, được tổ ...
-
Bắt đầu với việc gửi đến người tiêu dùng những trải nghiệm thật cùng sản phẩm từ chương trình thực tế dùng thử cháo ăn sáng B’fast tại hơn ...
-
Kiệt tác trên núi đá Đứng cách đỉnh Rushmore vài cây số, du khách đã nhìn thấy bức phù điêu bốn gương mặt sinh động của 4 vị tổng thống: Ge...
Cách nhận biết và xử trí viêm tai giữa ở trẻ nhỏ
Viêm tai giữa (VTG) là bệnh viêm cấptính ở lớp niêm mạc lót trong tai giữa, thường xuất phát sau viêm mũi họng.Bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp hơn ở trẻ nhỏ tràng phục linh tre bi ho. Nếu không được pháthiện và điều trị đúng có thể gây biến chứng nguy hiểm. Vậy khi nào trẻ VTG cầnnhập viện để điều trị?
Vì sao trẻ VTG?
VTG thường do vi khuẩn từ vòm họngtheo vòi nhĩ lên tai giữa gây nên, do cơ chế bảo vệ của lớp niêm mạc vòi nhĩkhông còn hoạt động hiệu quả hoặc lỗ vòi nhĩ bị tắc nghẽn do các khối choán chỗtại vùng vòm họng (VA trẻ em).
Nghiên cứu cho thấy, trẻ bú mẹ cótác dụng phòng chống VTG trong năm đầu. Các yếu tố làm trẻ dễ bị mắc VTG táiphát là: không được bú mẹ; bị VTG cấp trong 6 tháng đầu đời; cha mẹ hoặc anhchị có tiền sử viêm tai, trẻ sứt môi, ở hàm ếch kể cả đã được vá chỉnh. Trẻ emcó nguy cơ bị VTG cao hơn người lớn vì ở trẻ em sụn vòi nhĩ còn mềm, dễ bị xẹp,vòi nhĩ ở trẻ em ngắn và nằm ngang hơn người lớn, hệ miễn dịch chưa phát triểnhoàn chỉnh, trẻ dễ có nguy cơ bị nhiễm khuẩn hô hấp trên. Đặc biệt, tình trạngviêm VA phổ biến ở trẻ em cũng dễ dẫn đến bệnh VTG.
Làm sao biết trẻ bị VTG?
VTG thường có biểu hiện đặc trưng:chảy mủ tai và đau nên trẻ nhũ nhi hay quấy khóc, đưa tay dụi hoặc cấu tai,chán ăn, nôn hoặc tiêu chảy, có thể sốt cao. Khi ấn vào vùng tai hoặc kéo vànhtai bệnh nhân đau nhói. Trẻ nhỏ khóc thét. Ở trẻ lớn còn kêu đau đầu, nghe kém.Dấu hiệu đặc trưng của VTG là soi thấy màng nhĩ đỏ, không di động hoặc căngphồng... Nhưng chảy mủ và đau tai là dấu hiệu quan trọng để chẩn đoán.
Khi nào trẻ bị VTG cần nhập việnđiều trị?
Khi có các biểu hiện xấu như sốt,nôn nhiều, nhức đầu, rét run, tổng trạng suy sụp, trẻ lớn kêu chóng mặt. Nhữngtrẻ dưới 4 tháng tuổi khi có biểu hiện của VTG nên nhập viện để điều trị vàtheo dõi vì hệ thống miễn dịch của bé chưa phát triển hoàn chỉnh, dễ có biếnchứng nặng và nguy hiểm. Thường viêm tai xuất phát sau viêm mũi họng. Khoảng2/3 số trường hợp VTG cấp là do vi khuẩn trong đó hay gặp nhất là phế cầu, đócũng chính là những vi khuẩn gây viêm phổi, vì thế phải dùng kháng sinh để điềutrị ngay. Kết hợp các thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm, các thuốc nhỏ mũi kếthợp nhỏ tai.
Bệnh nhi viêm tai khi khám sẽ thấymàng nhĩ căng phồng, bác sĩ sẽ trích màng nhĩ để giúp mủ thoát ra hoặc đặt ốngthông khí ở tai để dẫn lưu. Trường hợp tai chảy mủ, ngoài việc dùng thuốc, cácbà mẹ cũng có thể tự xử trí làm khô tai cho trẻ bằng giấy quấn sâu kèn như sau:
Gấp và cuộn tờ giấy thấm hoặc mảnhvải bông sạch lại thành sâu kèn (không dùng tăm bông, tăm que hoặc giấy viết vìcứng, chạm vào thành tai gây đau tai).
Đặt sâu kèn vào tai trẻ cho đến khithấm ướt mủ, lấy sâu kèn ra và đặt tiếp một sâu kèn mới khác, làm như vậy chođến khi tai khô. Ngày thay 3 - 4 lần. Thường phải làm 1 - 2 tuần tai mới khôhẳn.
Đề phòng biến chứng viêm tai xươngchũm
VTG nếu không được phát hiện sớm đểđiều trị triệt để có thể gây biến chứng viêm tai xương chũm. Đây là biến chứngrất nguy hiểm thường gặp sau viêm tai giữa 1 - 2 tuần . Vì vậy, nếu trẻ bị VTGđã điều trị nhưng không đến nơi đến chốn hoặc không điều trị, đột nhiên xuấthiện các triệu chứng cấp tính của tai như: trẻ sốt cao trở lại, toàn trạng hốchác do nhiễm khuẩn, nhiễm độc, trẻ lớn kêu đau tai, đau lan lên nửa đầu, chảymủ tai tăng hoặc đột nhiên ngừng chảy mủ.
Ấn vùng xương chũm (ấn vào sau taihoặc kéo vành tai) trẻ thấy đau buốt hoặc khóc thét nếu trẻ nhỏ (phản ứng xươngchũm dương tính) cần cho đi khám chuyên khoa tai mũi họng ngay vì nếu viêm taixương chũm không điều trị đúng cách sẽ dẫn tới viêm tai xương chũm mạn tính hồiviêm. Đây là một bệnh cấp cứu trong tai mũi họng. Nếu không điều kịp thời sẽgây ra biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.
Lời khuyên của thầy thuốc
Như trên đã nói, trẻ bú mẹ ít bị VTG vì trong sữa mẹ có kháng thể giúp bé có sức đề kháng tốt. Thứ hai, vấn đề vệ sinh cho trẻ như khi tắm không để nước vào tai giữa, vệ sinh mũi họng để trẻ không bị viêm hô hấp trên, amidan, VA vì giữa mũi họng và tai trong có ống thông nhau nên vi khuẩn vùng mũi họng qua đó mà lan sang tai. Khi đã bị bệnh cần được bác sĩ thăm khám và chỉ định điều trị, theo dõi chặt chẽ các biến chứng. Trẻ sinh ra có yếu tố nguy cơ (gia đình có anh chị em bị VTG) càng cần chú ý khi có dấu hiệu đau tai và sốt.
Danh mục
- Công Nghệ
- đồ dùng tiện ích
- Đời sống
- Game
- Game iwin
- Giải trí
- Giáo dục
- Kinh doanh
- Làm Đẹp
- Marketing
- món hấp
- Nghệ Thuật nấu ăn
- online
- Ô Tô Xe Máy
- phap luật
- Pháp luật
- phần mềm
- Phong Thủy
- Sức khỏe
- tải game iwin
- Thể thao
- Thiết kế wbeiste
- thông tin tuyển sinh
- Thời Trang
- Tiêu dùng
- Tin tức
- Tình yêu - giới tính
- Tình yêu - gới tính
0 nhận xét:
Đăng nhận xét