Philippines ngược dòng ngoạn mục - VietNamNet

Philippines cuối cùng cũng đã bắt kịp được với nhịp độ phát triển kinh tế của các nước trong khu vực, mặc dù sự tăng trưởng nhanh chóng đó xem ra có vẻ đã bỏ qua quyền lợi của không ít dân nghèo ở quốc gia này.

Trong suốt nhiều năm qua, Philippines là một trong những quốc gia có nền kinh tế lạc hậu của khu vực Đông Nam Á tre bi ho tràng phục linh. Mặc dù mang ưu thế của một quốc gia có mức độ tây phương hóa cao với hơn 100 triệu người sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính, nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, và chế độ chính trị cộng hòa hiệu quả, Philippines gần như vẫn tụt hậu xa so với các quốc gia láng giềng trong cùng khu vực.

Hiện tại, mức thu nhập bình quân đầu người của quốc gia này chỉ bằng 1/4 Malaysia và bằng 1/2 so với Thái Lan. Ngoài những trung tâm thương mại xa hoa, sang trọng, thủ đô Malina đầy rẫy các khu dân cư ổ chuột. Nạn tham nhũng và tình trạng nghèo đói ở các khu vực nông thôn diễn ra tràn lan.

Cuối cùng, sau suốt thời gian dài, nền kinh tế Philippines đã có bước chuyển mình. Tương tự như Brazil, Ấn Độ, thậm chí cả Trung Quốc - các quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế tốt nhất trong những năm gần đây.

Sự phát triển kinh tế của Philippines đã thổi luồng gió mới vào cuộc sống. Vào quý trước, kinh tế Philippines đã có mức độ tăng trưởng đáng kinh ngạc 7.1%. Tốc độ tăng trưởng hiện đang tăng dần đều ở mức ổn định 5-6%, trong khi vào năm những năm 90, con số này chỉ đạt ở mức 3%. Bộ Tài chính lạc quan tin tưởng rằng mức độ tăng trưởng sẽ dần tăng lên 6-7% và cuối cùng đạt tới 7-8%.

Vị thế kinh tế của Philippines giờ đã thay đổi, khác xa so với trước kia. Từ  một quốc gia chồng chất nợ nần với các khoản vay nước ngoài, nợ công và thâm hụt tài chính, Phillippines đã nỗ lực cả thiện kinh tế, tạo đà phát triển cho những năm tiếp theo.

Ảnh minh họa

Với những dấu hiệu khả quan như  vậy, nhiều khoản đầu tư nước ngoài đã  đổ vào Phillipines. Thị trường chứng khoán đã chứng kiến mức độ tăng trưởng mạnh mẽ nhất từ trước tới nay, đạt 32.5%, được xếp loại là  một trong những tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế  giới năm 2011. Tiền tệ của quốc gia này (đồng Peso) cũng tăng 7% so với đồng USD.

Xuất khẩu của Philippines mặc dù không nằm trong diện tập trung chiến lược của nền kinh tế như ở nhiều quốc gia châu Á khác, nhưng cũng đã có chuyển biến rõ rệt trong điều kiện nhu cầu về các mặt hàng điện tử giảm sút, chứng tỏ mức độ đa dạng hóa nhất định đang diễn ra.

Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa chính là  sức tiêu thụ nội địa mạnh, chiếm tới gần 70% tổng sản phẩm quốc nội của Philippines. So với năm 2004, kiều hối từ lao động Philippin ở nước ngoài gửi về tăng xấp xỉ gấp 3 lần, đạt 20 tỷ USD, bất chấp những nhận định cho rằng nguồn tiền này sẽ ngày càng ảm đảm, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Bất chấp luồng tiền lớn như vậy, nhờ có chính sách tài khóa và tiền tệ thận trọng, dòng tiền và lạm phát được giữ ở mức dưới 3%. Góp phần thúc đẩy đà tăng trưởng của năm nay, chính phủ Philippines - với sự tự tin rằng tình hình tài khóa quốc gia vẫn đang trong tầm kiểm soát - đã nới lỏng hầu bao, chi thêm ngân sách vào xây dựng cơ sở hạ tầng trọng yếu và phúc lợi xã hội. Ngân sách giáo dục được tăng thêm 1/3 và y tế tăng thêm 2/3.

Ngài Changyong Rhee, Trưởng ban kinh tế Ngân hàng phát triển ADB cho rằng "Cùng với Indonesia, Philippines là một trong hai quốc gia của khu vực đã xoay chuyển được tình thế. Thật đáng kinh ngạc, hiện tại quốc gia này đã gây dựng được sự tin tưởng và sự kỳ vọng lớn của các nhà đầu tư nước ngoài."

Những thành tựu kinh tế to lớn của quốc gia này có được nhờ vào công lao to lớn của nhà chính trị thế hệ thứ tư Benigno Aquino, với bước ngoặt là cuộc bầu cử tháng 5/2010, nơi ông được bầu làm tổng thống. Ông Aquino đã tập trung vào công cuộc chống tham nhũng vốn được coi là một trong những vấn nạn hàng đầu của quốc gia này. Các hoạt động trốn thuế được kiểm soát gắt gao. Tổng mức thu thuế/GDP của Philippines tăng 2% mà không cần ban hành thêm một khoản thuế mới nào. Bộ Tài chính tự tin nguồn thu này có thể tăng thêm 2-3% nữa.

Trong lĩnh vực chính trị, ông Aquino là người có công đầu trong việc xóa bỏ đường lối chính trị đi theo lối mòn. Bà Gloria Macapagal Arroyo, cựu tổng thống Philippin, một trong những người có mức độ tham nhũng cao nhất trong thời gian đương nhiệm đã phải ra hầu tòa. Với những động thái tích cực trên, ông Aquino đã dành được những lời ca ngợi trên chính trường, đặc biệt khi ông thể hiện lập trường vững vàng về các vấn đề tranh chấp lãnh thổ đối với Trung Quốc.

Hình ảnh vị tổng thống liêm khiết, tài ba của ông đã giành được hơn 60% số phiếu  ủng hộ sau nửa chặng đường làm tổng thống nhiệm kỳ 6 năm. Vị lão thành Jaime Augusto Zobel de Ayala phát biểu: " Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào ông ấy. Với ông Aquino, trắng đen rất rõ ràng."

Chính quyền Aquino cũng đã thành công trong đạt thỏa thuận với phiến quân Hồi giáo ở  hòn đảo phía nam Mindanao, chấm dứt 4 thập kỷ  xung đột. Vùng đất Mindanao giàu tài nguyên nông nghiệp do đó sẽ mang lại lợi ích to lớn cho Philippin. Ông Aquino cũng đã ban hành quy định để các bệnh viện cung cấp miễn phí các biện pháp tránh thai.

Động thái tích cực này đã giúp giảm tỷ lệ sinh từ 3.1% xuống còn 2.1%. Như ông Purisima, Bộ trưởng Tài chính chỉ ra, Philippin, với độ tuổi trung bình là 22 - trẻ nhất ở khu vực châu Á - sắp có một cơ cấu dân số lý tưởng. Đến năm 2015, một nửa dân số sẽ ở trong độ tuổi lao động. Tỷ lệ dân số tương tự đã từng giúp nhiều nền kinh tế con hổ của châu Á cất cánh.

"Ngài tổng thống muốn làm thay đổi toàn bộ đất nước. Tất cả những động thái của ngài Aquino cho thấy rằng một bộ máy quản lý tốt là bắt buộc, và ông sẽ yêu cầu tất cả các bộ ngành thuộc chính phủ phải làm được điều này."

Ông Ayala chia sẻ cảm xúc là hiếm khi nào ông cảm thấy tự tin như vậy về tình hình đất nước hiện nay. Công ty Globe Telecom thuộc Tập đoàn của ông sẽ đầu tư 800 triệu USD trong vòng hơn hai năm nhằm tu bổ mạng lưới di động đang có, đồng thời, trong lĩnh vực bất động sản ông cũng đầu tư xây dựng những khu mua sắm hiện đại ở những thành phố hạng hai trên toàn đất nước như Cagayan de Oro, Davao và Olongapo. Ngân hàng Bank of the Philippine Islands của ông cũng đang mở rộng quy mô để nắm bắt những cơ hội kinh doanh mà ông trông đợi từ tầng lớp trung lưu đang phát triển tại đây. Tính chung, Tập đoàn Ayala đã tăng gấp 3 lần vốn đầu tư kể từ năm 2010 và hiện đang đầu tư hơn 2 tỷ USD tại quê nhà trong năm nay, qua đó xua tan những lời chỉ trích cho rằng các doanh nghiệp lớn đang gửi hầu hết tiền của mình ra nước ngoài. Ông nói: "Chúng tôi đại diện cho nhiều xu hướng khác đang diễn ra. Đất nước này đang thay da đổi thịt sau rất nhiều thời gian".

Một số ngành mới đã gia nhập nền kinh tế. Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp gia công và nhận thuê làm bên ngoài phát triển tới mức Philippine đang đánh bật Ấn Độ về doanh thu về dịch vụ tổng đài. Các doanh nghiệp này nhờ đó mà đóng góp gần 11 tỷ USD và 600.000 việc làm. Và ngành công nghiệp này được kỳ vọng sẽ kiếm về 25 tỷ USD vào năm 2016. Giám đốc của một trung tâm gia công và nhận thuê làm bên ngoài ở Makati, một khu kinh tế chói sáng của thủ đô Manila, bày tỏ, vấn đề chính của ông chính là việc giữ chân nhân viên & giá thuê mặt bằng leo thang. Ngành du lịch cũng đang tính đến những tham vọng lớn sau khi đạt được một thỏa thuận cho phép các hãng hàng không nước ngoài được bay trực tiếp tới các khu nghỉ dưỡng. Hoạt động khai thác khoáng sản sẽ cởi mở hơn nếu các đạo luật được thông qua, xác định rõ quyền lợi về đất đai cùng các quy định về môi trường.

Ông Ayala cũng không quên nhắc đến nguồn lực quan trọng của đất nước, kiều bào Philippin ở nước ngoài, yếu tố vốn được xem là bằng chứng cho những yếu kém về cơ cấu. Khoảng 8 triệu người Philippin đang làm việc tại nước ngoài. Ông thắc mắc: "Tại sao lại như vậy khi mà ngành tài chính hay ngành sản xuất trong nước tiến đến toàn cầu, đây lẽ ra phải được xem là tín hiệu tích cực? Nhưng trong trường hợp đó là người lao động thì liệu đây là điều tiêu cực?" Người lao động Philipin không còn chỉ làm giúp việc hay công nhân xây dựng. Giờ đây họ đang đảm nhận những công việc cần chuyên môn cao trong các ngành vận tải, chăm sóc sức khỏe và bưu chính viễn thông.

Nhiều nhà kinh tế cho rằng, việc không có khả năng tạo ra công ăn việc cho người dân địa phương đang phản ánh sự yếu kém cơ bản của nền kinh tế. Mặc dù đã có tiến bộ trong quản lý nhà nước và gia tăng về tỷ lệ tăng trưởng, nhiều học giả và hội từ thiện vẫn cho rằng lợi ích từ đó vẫn chưa đến được với đại đa số dân nghèo. Khoảng 40% người dân Philipin vẫn đang có mức sống dưới 2 USD/ngày.

Juan Ponce Enrile, người được Ferdinand Marcos bảo trợ trong một thời gian và sau đó đã quay lưng chống lại nhà độc tài này nói: "Hôm nay chúng ta nói về sự tăng trưởng kinh tế ở mức cao, nhưng nếu đi về vùng nông thôn thì người ta không cảm nhận thấy nó tồn tại. Của cải vẫn chỉ tập trung trong một lớp rất mỏng của giới thượng lưu".

F. Sionil José, tác giả đã ghi lại cuộc đấu tranh giữa Philipin chống lại chủ nghĩa thực dân Tây Ban Nha và Hoa Kỳ nói rằng giới cầm quyền đang thiếu sự ý thức về sứ mệnh đối với quốc gia, yếu tố đã giúp thúc đẩy cho sự thăng tiến của nền kinh tế Hàn Quốc và Nhật Bản. "Bạn có thể thấy lợi ích của giới tinh hoa nằm ở đâu, -  ở trong các trung tâm thương mại, các chung cư cao tầng, dự án sân golf và khu nghỉ dưỡng trên bãi biển của họ - chứ không ở trong các nhà máy xí nghiệp, không ở các xưởng chế biến nông nghiệp ".

Ông Enrile cho rằng những sự móc ngoặc quyền lực dẫn đến sự thất bại trong việc tạo việc làm trong nước. Ông muốn hiến pháp được sửa đổi để giúp thuận tiện các nhà đầu tư nước ngoài, nâng cao quyền lợi quốc gia và tằng cường sức cạnh tranh. Hiện nay người nước ngoài không được sở hữu đất đai và bị hạn chế tới 40% quyền sở hữu trong hầu hết các ngành công nghiệp. Ông nói: "Những hạn chế này đã cản trở sự phát triển và tiến bộ của đất nước, gây thiệt hại cho người dân".

Chính quyền Aquino đang quan tâm hơn tới việc cải thiện hệ thống chính quyền theo hướng trung thực và và hiệu quả, hơn là cải cách triệt để.

Khi ông Aquino mãn nhiệm vào năm 2016, vẫn có khả năng tất cả mọi thứ có thể trượt dốc trở lại. Nếu không có sự thay đổi về cơ cấu và thể chế, thì điều nguy hiểm chính là đảng phái của các chính trị gia sẽ lại thao túng chính quyền. "Ngay cả khi ông ấy đã có một tầm nhìn và tất cả sự ủng hộ từ thế giới, ông sẽ chỉ có s6 năm," nhà báo Sionil José viết về ông Aquino. Và ai có thể xây dựng nên một quốc gia trong vòng 6 năm?"

Những người ủng hộ ông Aquino tranh luận rằng Tổng thống sẽ là tấm gương thay đổi vận mệnh của Philippine. "Có lẽ những người kế nhiệm sẽ nghĩ, 'Này, nếu anh làm đúng, điều tốt đẹp sẽ xảy ra'", một ý kiến phát biểu. Ông Purisima thì thừa nhận việc "xây dựng một quốc gia khó khăn hơn xây dựng một ngôi nhà". Nhưng theo ông, ông Aquino vẫn có thể làm nên những thay đổi không thể đảo ngược. Chứng kiến những gì một người lãnh đạo có thể đạt được, các cử tri sẽ đòi hỏi ở vị tổng thống kế nhiệm không ít hơn thế, ông nói. Nhiệm kỳ 6 năm của ông có ý nghĩa quan trọng tới  xây dựng cơ sở nền móng và các thể chế và người kế nhiệm sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài tiếp tục duy trì sự nghiệp ấy" tre bi ho.

Trâm Anh theo FT

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Coppyrigh 2013 Mạnh Hoàng

Liên Hệ quảng cáo: Y/h: langtukhongtinhdau_900 Hotline: 0989 374 226

Thẻ điện thoại | Thẻ điện thoại online | Nạp thẻ điện thoại | Nạp thẻ điện thoại online | Nạp thẻ game | nạp thẻ game online| Nạp thẻ vicoi